Biểu đồ giá (Chart pattern) là những mô hình và số liệu cụ thể trên biểu đồ cung cấp manh mối về các xu hướng tiềm năng và đảo chiều. Tùy thuộc vào từng mẫu biểu đồ và cách thức giao dịch mà tỉ lệ thành công của các mẫu biểu đồ là trên 60%. Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về một số mẫu biểu đồ đáng tin cậy được sử dụng phổ biến nhất trong giao dịch Price action.
1.Đỉnh đôi và đáy đôi (Double Top và Double bottom)
Đỉnh đôi và đáy đôi là các mẫu biểu đồ đảo ngược, trong đó ở cuối xu hướng, giá tạo ra hai đỉnh (hoặc hai đáy) xấp xỉ trên cùng một mức. Đáy giữa hai đỉnh được xem là mức tín hiệu. Khi giá vượt qua mức tín hiệu này, chúng ta xem xét mô hình như đã xác nhận và mở một vị trí tương ứng. Sau đó, chúng ta tiếp tục theo dõi thị trường cho đến khi đạt được một mục tiêu lợi nhuận bằng với kích thước của mô hình. Hãy nhìn vào hình ảnh dưới đây:
Đây là biểu đồ M30 của USD / CHF cho ngày 14-15 tháng 12 năm 2015. Các đường màu xanh thể hiện mô hình đỉnh đôi. Đường ngang màu cam là đường tín hiệu, kích hoạt vị thế bán của chúng ta. Các đường màu đen cho thấy kích thước của mô hình, cũng là mức giảm mà chúng ta đang mong đợi. Lưu ý rằng, đường tín hiệu đóng vai trò như đường hỗ trợ (support) vì giá chạm vào mức đó một chút trước khi tiếp tục tạo thành đỉnh kép. Ngoài ra, khi giá phá vỡ đường tín hiệu dưới dạng hỗ trợ, nó sẽ ngay lập tức kiểm tra thị trường với vai trò đường kháng cự (resistance Điều này bổ sung độ tin cậy cho vị thế bán của chúng ta.
Sự hình thành đáy đôi giống như đỉnh đôi, nhưng lộn ngược lại. Nó thường xuất hiện vào cuối xu hướng giảm giá và có thể đảo chiều diễn biến giá theo cách tương tự như đỉnh đôi. Vì vậy, mô hình đáy đôi cũng nên được giao dịch theo cách chính xác giống như mô hình đỉnh đôi, nhưng theo hướng ngược lại.
2.Đầu – vai – đầu và đầu- vai – đầu đảo ngược (Head and shoulders and Head and shoulders inverted)
Mô hình vai – đầu – vai là mô hình đồ thị đảo chiều từ xu hướng tăng (up trend) sang xu hướng giảm (down trend). Như tên gọi của nó, mô hình vai – đầu – vai gồm có 3 đinh liên tiếp nhau trong đó phần đầu ( head / đỉnh giữa ) là đỉnh cao nhất và 2 đỉnh ở hai bên ( shoulders / vai trái và vai phải ), vai trái cao hơn vai phải. Các mức giá thấp (low) xen giữa 2 đỉnh có thể nối với nhau thành đường viền cổ (neckline). Đường viền này không phải lúc nào cũng là một đường nằm ngang hoàn hảo. Độ dốc của nó có thể được biểu diễn đi lên hoặc đi xuống . Tuy nhiên, độ dốc đi xuống thường biểu hiện một tín hiệu đáng tin cậy hơn.
Khi mô hình đầu và vai xuất hiện báo hiệu cho nhà đầu tư đây là thời điểm cần phải bán đi càng sớm càng tốt. Điểm bán ở trong mô hình đầu và vai là điểm break out – thời điểm giá phá vỡ đường viền cổ.
Bên cạnh mô hình đầu và vai, chúng ta còn có mô hình đầu và vai đảo ngược, ngược chiều so với mô hình đầu và vai truyền thống. Nếu mô hình đầu và vai đơn thuần báo hiệu xu hướng từ up trend sang down trend thì mô hình đầu và vai đảo ngược sẽ chuyển từ down trend sang up trend. Do đó, khi mô hình xuất hiện, nhà giao dịch nên chú ý tận dụng thời điểm mua vào nhằm tối ưu hóa lợi nhuận.
Mô hình đầu và vai được sử dụng khá phổ biến bởi nó cung cấp cho nhà giao dịch thời điểm và mức thích hơp để mở lệnh, đóng lệnh và lợi nhuận mục tiêu. Dưới đây là ví dụ cụ thể về mô hình đầu và vai xuất hiện trong biểu đồ H4 của cặp tiền tệ GBP/USD.
Các đường màu xanh trên biểu đồ xác định mô hình đầu và vai. Đường màu cam là đường viền cổ. Các đường màu đen đại diện cho kích thước của mô hình cũng như mục tiêu tiềm năng mà chúng ta theo đuổi. Nhà đầu tư sẽ mở một vị thế bán bất cứ khi nào giá phá vỡ đường viền cổ. Sự hình thành mô hình đầu và vai đảo ngược cũng hoạt động như vậy, tuy nhiên, nó thường xuất hiện ở cuối xu hướng giảm giá, và đảo chiều sang xu hướng tăng.
3.Mô hình cái nêm (Wedges)
Mô hình cái nêm là mô hình tam giác có đường hỗ trợ và kháng cự di chuyển hội tụ ở phía bên phải của mô hình. Có 2 loại mô hình cái nêm: mô hình nêm tăng (Rising wedge) có 2 đường hỗ trợ và kháng cự hướng lên, ngược lại mô hình nêm giảm (Falling wedge) có 2 đường hỗ trợ và kháng cự hướng xuống.
Chúng ta có một nêm tăng khi giá đóng cửa với đỉnh cao hơn và thậm chí đáy cao hơn. Và chúng ta có một nêm giảm khi giá đóng cửa với đáy thấp hơn và thậm chí ngọn thấp hơn. Nêm tăng có tiềm năng tương tự như nêm giảm, nhưng theo hướng ngược lại. Mô hình nêm tăng và nêm giảm khi xuất hiện trên biểu đồ có thể là dấu hiệu cho sự đảo ngược xu hướng hoặc xác nhận xu hướng tùy thuộc vào nơi chúng xuất hiện liên quan đến xu hướng chung. Khi xuất hiện 1 nêm tăng trong xu hướng tăng, điều này thường báo hiệu giá có thể đảo chiều. Đồng thời, nếu mô hình này được hình thành trong một xu hướng giảm, nó có thể là dấu hiệu cho việc giảm tiếp tục tái diễn. Ngược lại với nêm tăng, nếu bạn thấy một nêm giảm xuất hiện trong xu hướng giảm, điều này có nghĩa là xu hướng có thể đảo chiều.Tương tự, nếu bạn nhận thấy một mô hình nêm giảm trong xu hướng tăng, đây thường là tín hiệu của 1 xu hướng tăng kéo dài.
Giống như các mẫu biểu đồ khác mà chúng ta đã thảo luận, nêm có khả năng đẩy giá về một chuyển động bằng với kích thước của nêm. Hình ảnh dưới đây sẽ cho bạn thấy làm thế nào để giao dịch với mô hình cái nêm.
Đây là biểu đồ H4 của cặp ngoại hối AUD / USD, chúng ta có mô hình nêm giảm đảo chiều sau một xu hướng giảm giá. Chúng ta mua vào sau khi giá phá vỡ nêm và đảo chiều theo xu hướng tăng. Lưu ý rằng trong một mô hình nêm, đường tín hiệu sẽ là nơi mà giá được kì vọng sẽ vượt qua.
Trên đây là nhưng biểu đồ giá phổ biến, hiệu quả và đáng tin cậy nhất trong giao dịch ngoại hối Price action. Việc có thể nhận biết và áp dụng thành thạo các biểu đồ giá vào giao dịch hành động giá có thể giúp nhà đầu tư hạn chế rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận. Chúc bạn giao dịch thành công.
Đăng nhận xét