Trong bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu về ý nghĩa của Price action cũng như những ưu điểm của nó so với các chiến lược giao dịch khác. Được đánh giá là một trong những phương pháp giao dịch nổi bật nhất hiện nay, Price action thu hút đông đảo nhà đầu tư vì tính linh hoạt và hiệu quả mà nó mang lại. Để từng bước trở thành một Price action trader chuyên nghiệp, trước hết bạn phải nắm bắt được những khái niệm và thuật ngữ liên quan tới chiến lược giao dịch này. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ 5 khái niệm cơ bản nhất được sử dụng trong Price action mà nhà đầu tư không thể bỏ qua.


1. Hỗ trợ và kháng cự (Support and Resistance)

Theo mô hình phân tích kỹ thuật, giá chứng khoán biến động một thời gian sẽ tạo ra 2 mức làm căn cứ cho các nhà đầu tư mua và bán đúng thời điểm để có xác suất thắng cao hơn. Một là mức kháng cự, ngăn cho giá không tăng lên cao hơn mức này và hai là mức hỗ trợ, ngăn cho giá không giảm xuống thấp hơn mức này. Tuy nhiên, đường hỗ trợ có thể bị phá vỡ, sau đó biến thành đường kháng cự và ngược lại. Dựa vào mức kháng cự và hỗ trợ, nhà đầu từ có thể đặt điểm vào và thoát lệnh trên vị thế giao dịch của họ khi giao dịch với hành động giá. Do đó, giao dịch có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc nhà đầu tư xác định vị trí mức hỗ trợ và kháng cự có chính xác hay không. Hầu hết các nhà giao dịch ngoại hối, cho dù là người mới hoặc có kinh nghiệm cũng sẽ phải xem xét các mức hỗ trợ và kháng cự trước khi bắt đầu giao dịch. Dưới đây là biểu đồ ngày của cặp USD/JPY từ ngày 1/3 đến 29/5/2019, có thể thấy giá của Yên Nhật hợp nhất giữa một vùng hỗ trợ và kháng cự.

các khái niệm trong Price action


2. Đường xu hướng (Trendlines)

Đường xu hướng hoạt động tương tự như đường hỗ trợ và kháng cự, tuy nhiên, điểm khác biệt đó là nó nằm chéo. Để xác định đường xu hướng, chúng ta cần kết nối ít nhất 2 đỉnh hoặc đáy trên biểu đồ bằng 1 đường kẻ.  Các nhà giao dịch có thể sử dụng các đường xu hướng để tham gia vào thị trường bất cứ khi nào giá bật ra khỏi nó hoặc dựa vào nó để thoát khỏi vị thế hiện tại khi giá gần đường xu hướng.

Thị trường thường đi theo 3 xu hướng chính, đó là : tăng, giảm và đi ngang. 
Đường xu hướng tăng bao gồm các đỉnh cao hơn, đáy cao hơn (higher high/higher low). Đây là thời điểm thị trường có xu hướng tăng giá nhà đầu tư nên mua vào và chờ đợi giá tăng tiếp. 
Đường xu hướng giảm bao gồm các đỉnh thấp hơn, đáy thấp hơn (lower high-lower low). Đây là thời điểm thị trường có xu hướng giảm giá, nhà đầu tư nên bán hoặc bán khống với kỳ vọng giá sẽ tiếp tục xuống và mua lại nhằm thu lại lợi nhuận.
Đường xu hướng ngang: không xuất hiện các cặp đáy đỉnh cao hơn hay thấp hơn nào rõ ràng. Thông thường, nhà đầu tư sẽ không giao dịch ở giai đoạn này hoặc nếu giao dịch sẽ thường mua ở mức đáy cũ và bán ở mức đỉnh cũ.

các khái niệm trong Price action


Đây là biểu đồ H1 của USD / CHF từ ngày 8 đến 10 tháng 12 năm 2015 cho thấy xu hướng giảm giá. Các điểm màu xanh cho thấy thời điểm đường xu hướng đang được thăm dò. Như bạn thấy, đây là xu hướng giảm giá được thử nghiệm 10 lần, được coi là đáng tin cậy.



3. Kênh giá (Channel)

Kênh giá hoạt động tương tự như đường xu hướng. Bằng cách vẽ các đường song song với đường xu hướng tăng và xu hướng giảm thì chúng ta sẽ có một kênh giá (tại vị trí có thể chạm vào nhiều đỉnh hoặc đáy nhất). Chúng ta xác định 1 kênh giá với hi vọng giá sẽ nảy như một quả bóng bàn từ mức trên và mức dưới của kênh. Điều này cung cấp cho các nhà giao dịch hành động giá một cái nhìn rõ ràng về thời điểm giá sẽ thay đổi hướng và trong bao lâu nó sẽ đi theo hướng này. Ngoài ra, các nhà giao dịch giàu kinh nghiệm hơn có thể sử dụng các kênh giá để giao dịch điều chỉnh xu hướng bên cạnh xu hướng thực tế. Khi giá chạm vào đường xu hướng phía dưới của kênh giá, ta có thể dùng như 1 tín hiệu mua. Ngược lại, khi giá chạm vào cạnh trên của đường xu hướng trong kênh giá, thì có thể coi là tín hiệu bán. 

các khái niệm trong Price action

Trên đây là biểu đồ H4 của cặp USD / JPY từ 8-23/5/2015, cho thấy sự chuyển động của đồng Yên trong một kênh giảm giá. Mức trên được kiểm tra 6 lần và mức dưới được kiểm tra 4 lần. Đồng thời, việc tăng giá phá vỡ mức cao hơn của kênh cung cấp một cơ hội tăng giá mới.


4. Mô hình nến (Candlestick patterns)

Việc sử dụng các mẫu nến là một kỹ thuật rất phổ biến cho các nhà giao dịch hành động giá. Hình dạng cây nến trên biểu đồ gồm đuôi nến trên và dưới cho biết lực mua và lực bán, thân nến phản ánh tâm lý và biến động trong thị trường. Một số mẫu nến phổ biến nhất trong giao dịch Price action như: Doji, Hammer và Hanging man, Hammer and Shooting star đảo chiều…


5. Mô hình giá (Chart patterns)

Những dấu hiệu của xu hướng đang chậm dần lại, , tạm ngừng và đổi hướng được thể hiện qua các mô hình giá, nghĩa là hình thái được tạo nên bởi mức giá trên biểu đồ. Mô hình giá được sử dụng để dự báo diễn biến giá trong tương lai của một công cụ tài chính bởi diễn biến của giá cả thường có xu hướng lặp lại. Đồng thời, nó cũng giúp ích rất nhiều cho nhà đầu tư trong việc xác định các mức chốt lời và chặn lỗ. Một vài mẫu mô hình giá phổ biến và đáng tin cậy như: đỉnh đôi, đáy đôi, vai đầu vai, tam giác...


Trên đây là 5 khái niệm quan trọng mà nhà đầu tư cần biết khi muốn tiếp cận thị trường ngoại hối với phương pháp Price action. Để mở tài khoản giao dich ngoại hối, truy cập 
tại đây

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn