Khi giao dịch Forex, bạn không nhất thiết phải kết hợp quá nhiều các chỉ số hay công cụ phân tích kỹ thuật phức tạp, điều này đôi khi phản tác dụng, gây ra những tín hiệu nhiễu hoặc sai lệch, ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của nhà giao dịch. Thay vào đó, việc sử dụng vùng hợp lưu (confluence) của các công cụ đơn giản mà đem lại hiệu quả cao như mức hỗ trợ-kháng cự chính và mô hình giá kết hợp với hành động giá cũng có thể đem lại giao dịch với xác suất thắng cao. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ kiến thức về vùng hợp lưu (Confluence) cũng như sức mạnh của nó khi kết hợp với hành động giá trong giao dịch Forex.
Vùng hợp lưu (Confluence) là gì?
Hiểu một cách đơn giản, hợp lưu là sự kết hợp nhiều hơn một kỹ thuật giao dịch hoặc phân tích để tăng tỷ lệ thắng của bạn trên một giao dịch.

Ví dụ, phân tích kỹ thuật là nghiên cứu sử dụng các mô hình giá trong quá khứ để dự báo chuyển động định hướng trong tương lai của một cặp tiền tệ hoặc kỳ tài sản cơ bản nào khác. Do đó, nếu bạn sử dụng một công cụ phân tích kỹ thuật như đường hỗ trợ, kháng cự hoặc vùng sự kiện để dự đóa biến động giá, sau đó áp dụng thêm các mô hình giá để lọc quyết định giao dịch thì tỷ lệ thắng của bạn sẽ tăng lên hơn nữa. Có rất hiều cách mà một nhà giao dịch có thể áp dụng khái niệm hợp lưu vao kế hoạch giao dịch của họ.
Giao dịch vùng hợp lưu kết hợp với hành động giá
Trên đây là ví dụ về biểu đồ ngày của cặp AUD/USD. Trong ví dụ này, chúng ta sẽ thảo luận về vùng hợp lưu kết hợp các mô hình hành động giá đơn giản với các mức hỗ trợ và kháng cự chính.
Chúng ta đã xác định 2 khu vực Pivot đảo chiều giá chính hoạt động như cả 2 mức hỗ trợ và kháng cự trong nửa cuối năm 2016. Đầu tiên là Vùng số tròn (BRN) 0,7500. Tiếp theo là mức hỗ trợ và kháng cự chính 0,7575.
Các số kết hợp như 0,7557; 1,1111; 1,3366 hoặc 0,8888 được coi là các khu vực Pivot đảo chiều đặc biệt về mặt tâm lý, đơn giản vì những số liệu này dễ nhớ đối với các nhà giao dịch. Có thể có nhiều các lệnh chờ xử lý xung quanh các mức này.
Như bạn có thể thấy, đối với AUD/USD, mức 0,7575 đã hoạt động như một khu vực Pivot đảo chiều chính tại đó giá hình thành cả mức hỗ trợ và kháng cự.
Khi chúng ta kiểm tra chặt chẽ 3 mô hình pin bar được đánh số 1,2 và 3 trên biểu đồ có thể thấy rằng tất ả các Pin bar này đã hình thành sau khi chạm vào 1 trong 2 hoặc cả 2 vùng kháng cự và hỗ chính mà chúng ta đã xác định trên biểu đồ giá. Mặc dù Pin bar đầu tiên về mặt kỹ thuật là Pin bar, nó có đuôi rất nhỏ và chúng ta không nên giao dịch nó. Tuy nhiên, pin bar số 2 và 3 đều là những mô hình có đuôi dài và cho các tín hiệu đáng tin cậy. Nếu bạn đặt một lệnh mua chờ xử lý trên đỉnh của một trong hai Pin bar này và giữ chúng đến khi Pin bar đóng lại bên dưới cây nến trước đó, nó sẽ dẫn đến 1 giao dịch có lợi nhuận.
Trong ví dụ tiếp theo này, chúng ta sẽ lấy ý tưởng về sự dao động của ngưỡng hỗ trợ và kháng cự kết hợp với các mức thoái lui Fibonacci khác nhau. Chúng ta có biểu đồ giá GBP/USD. Lưu ý rằng mức 1.4175 phù hợp hoàn hảo với mức thoái lui Fibonacci 50%. Kiểu hợp lưu hành động giá này, nơi bạn thấy các vùng hỗ trợ và kháng cự chồng lấp (trùng) các mức Fibonacci, là những tín hiệu cực kỳ mạnh mẽ.
Logic đằng sau việc kết hợp một số mức giá khác nhau có tầm quan trọng khác nhau đó là nhiều nhà giao dịch theo dõi các mức này và họ đặt một số lượng đáng kể các lệnh chờ xử lý ở các khu vực hợp lưu giá này. Do đó, khi thị trường phá vỡ trên hoặc dưới các vùng hợp lưu này, giá di chuyển rất nhanh theo hướng phá vỡ.
Bởi vì đà tăng giá mạnh từ các khu vực này, các mô hình hành động giá như Pin bar hoặc Outside bar xung quanh các loại mức hợp lưu này có thể sinh lợi cho nhà giao dịch.
Như bạn có thể thấy, trong ví dụ trên sự bứt phá trên Bullish Pin bar (số 2) đã thúc đẩy đà tăng giá GBP/USD và giá đã sớm leo lên mức Fibonacci thoái lui 23,6%. Nếu bạn đặt lệnh Mua chờ xử lý trên đỉnh của Pin bar tăng giá này dựa trên kỹ thuật hợp lưu, thì đó sẽ trở thành một thiết lập có lợi nhuận.
Ví dụ tiếp theo minh hoạ cách bạn có thể kết hợp các đường xu hướng với các mức hỗ trợ và kháng cự để giao dịch hợp lưu hành động giá. Bạn có thể thấy rằng mức 1,2900 USD/CAD hoạt động như một khu vực hỗ trợ vào ngày 21 tháng 7 năm 2016 (số 1). Sau đó, vào ngày 28 tháng 7 năm 2016, mức tương tự này đã giữ giá USD/CAD giảm xuống hơn nữa (số 2). Ngày hôm sau, vào ngày 29 tháng 7 năm 2016, USD/CAD đã xuống dưới mức 1,2900 nhưng cuối cùng đã hình thành một Pin bar tăng (số 3) cho thấy sự tiếp tục xu hướng tăng. Nếu bạn đã đặt 1 lệnh mua ngay trên đỉnh của Pin bar này dựa trên hợp lưu 3 yếu tố, giao dịch này sẽ kiếm được khá nhiều pips.
Như vậy, với phương pháp này, bạn có thể kết hợp một số chỉ báo kỹ thuật để tìm hợp lưu và thực hiện giao dịch dựa trên tín hiệu mà chúng thể hiện kết hợp với hành động giá. Ý nghĩa của tất cả các ví dụ giao dịch trên là cung cấp ý tưởng để kết hợp các đường xu hướng, mức hỗ trợ và kháng cự, mô hình nến và các loại phân tích hành động giá khác để hình thành chiến lược giao dịch dựa trên hợp lưu. Cho dù bạn quyết định sử dụng phương pháp hợp lưu Forex nào trong khi phát triển chiến lược giao dịch cá nhân, bạn nên luôn đa dạng hóa kho vũ khí của mình và kết hợp các yếu tố kỹ thuật và cơ bản khác nhau để tăng tỷ lệ thắng. Chúc bạn giao dịch thành công!
Để thực hành giao dịch vùng hợp lưu, mở tài khoản demo miễn phí tại đây.
Đăng nhận xét