Học cách nhận biết mô hình nến là bước khởi đầu tuyệt vời cho bất kỳ nhà giao dịch nào đang muốn tìm hiểu sâu hơn về cách đọc biểu đồ Forex nói chung và Price action nói riêng. Trước khi bạn bắt đầu giao dịch với các mẫu Candlestick, điều quan trọng là phải hiểu cấu trúc, phân loại, ý nghĩa cũng như vai trò của nó trong giao dịch Price action. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ những kiến thức cơ bản nhất về mô hình nến mà nhà đầu tư cần biết khi bắt đầu tiếp cận với phương pháp giao dịch hành động giá. 

Tổng quan mô hình nến

Như bạn có thể đã biết, biểu đồ Candlestick được phát minh và phát triển vào thế kỉ 18, do một thương nhân Nhật Bản tên Munehisa Houma sáng tạo ra để ghi chép giá gạo. Chỉ trong một thời gian ngắn phương pháp này được các thương nhân Nhật Bản sử dụng rộng rãi, vì vậy nó còn có tên gọi là Biểu đồ nến Nhật. Mặc dù biểu đồ thanh (bar chart) và biểu đồ đường (line chart) khá phổ biến đối với các thương nhân phương Tây, biểu đồ Candlestick Nhật Bản và các mẫu bổ sung đã được giới thiệu vào thị trường tài chính phương Tây vào đầu năm 1990, bởi một kỹ thuật viên Thị trường Chartered (CMT) tên là Steve Nison. Sự phổ biến của các biểu đồ Candlestick đã tăng vọt trong giới phân tích thị trường phương Tây trong vài thập kỷ qua vì các tính năng dự đoán rất chính xác của nó. Biểu đồ nến có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc hiểu rõ hơn về hành động giá (Price action) và dòng lệnh trong thị trường tài chính.


1. Cấu trúc của một Candlestick

Trước khi bạn có thể đọc biểu đồ nến, bạn phải hiểu cấu trúc cơ bản của một cây nến. Mỗi candlestick miêu tả một khoảng thời gian xác định khác nhau; nó có thể là 1 phút, 60 phút, hàng ngày, hàng tuần. Bất kể là khoảng thời gian nào, một cây nến đều biểu thị bốn giá trị riêng biệt trên biểu đồ.
  • Giá mở cửa vào đầu khoảng thời gian
  • Giá đóng cửa vào cuối khoảng thời gian
  • Giá cao nhất trong khoảng thời gian
  • Giá thấp nhất trong khoảng thời gian
Trên một biểu đồ nến sẽ có rất nhiều nến, mỗi cây nến được cấu tạo từ 4 thành phần cơ bản: độ dài nến, thân nến, bóng nến trên và bóng nến dưới. Hình dưới là hình dạng tiêu biểu của nến tăng (màu xanh) và nến giảm (màu đỏ). Tuy nhiên, một cây nến không nhất thiết phải có đầy đủ  thành phần như dưới đây.
Tổng quan mô hình nến


Độ dài nến (range)

Độ dài nến cho thấy tổng chiều dài của toàn bộ quá trình mà hành động giá đi qua, trong thời gian cây nến đó hình thành. Nó cho thấy mức độ biến động của thị trường trong thời gian đó, nến càng dài thì thị trường càng biến động mạnh, ngược lại, nến càng ngắn thì thi trường càng ít biến động.


Thân nến

Thân nến là thành phần lớn nhất được tô màu biểu trưng cho sự tăng giảm của giá. Thân nến càng dài chứng tỏ sức mua/bán càng mạnh. Thân nến dài cho thấy chênh lệch lớn giữa giá mở cửa và đóng cửa. Nếu nến xanh chứng tỏ phe mua (bulls – bò mộng) đang áp đảo phe bán (bears – gấu), ngược lại, nếu nến đỏ chứng tỏ phe bán đang gây áp lực lạnh lên phe mua. Thân nến ngắn cho thấy thị trường đang chững lại, cả 2 phe đều đang lưỡng lự chưa quyết định.


Bóng nến 

Bóng trên (râu/đuôi trên) của cây nến thể hiện lực bán. Bóng trên càng dài thì lực bán càng mạnh trong khoảng thời gian cây nến xuất hiện.  Ngược lại với bóng trên, bóng dưới (râu/đuôi dưới) của cây nến thể hiện lực mua. Lực mua càng mạnh thì bóng dưới càng dài. Nhà giao dịch cần quan tâm đến đỉnh của bóng nến (giá cao nhất/thấp nhất) để đánh giá các mức cản (ngưỡng hỗ trợ, ngưỡng kháng cự).


2. Các loại mô hình nến khác nhau truyền tải thông điệp khác nhau

Mỗi candlestick thể hiện một giá trị Mở, Cao, Thấp và Đóng. Vị trí của giá mở cửa, mức giá cao hay thấp đạt được trong phiên nến và nơi giá đóng cửa vào cuối khoảng thời gian là tất cả các yếu tố mà biểu đồ nến truyền tải.
Trong những năm qua, các nhà giao dịch đến từ Nhật Bản đã phát triển những mô hình nến khác nhau dựa trên biến động giá trong lịch sử. Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về một số mẫu Candlestick phổ biến nhất có thể giúp bạn đọc biểu đồ giá như một nhà giao dịch chuyên nghiệp. Việc đọc biểu đồ nến có thể cung cấp cho chúng ta thông tin về ba tâm lý thị trường: tăng giá, giảm giá và điều kiện thị trường trung lập hoặc dự kiến. 


Mô hình nến đơn giản

Dưới đây là một số mô hình nến đơn giản nhưng có thể giúp chúng ta rất nhiều trong việc đánh giá tâm lý thị trường:
Tổng quan mô hình nến

Từ hình minh họa ở trên có thể thấy, mô hình nến tăng giá như Big White Candlestick cho thấy sự tiếp tục xu hướng tăng, trong khi mô hình nến giảm giá như Big Black Candle cho thấy sự tiếp tục xu hướng giảm. Mặt khác, Doji Candlestick đại diện cho một điều kiện thị trường trung lập hoặc dự kiến. Vì vậy, khi bạn đang đọc biểu đồ nến, bạn cần lưu ý các loại mô hình nến nào biểu thị cho xu hướng tăng, mô hình nào cho thấy xu hướng giảm, cũng như biểu đồ nào cho thấy tình trạng thị trường khá trung tính. Danh sách các mẫu nến Bullish đơn giản bao gồm Big white candlestick, Hammer, Inverted Hammer…Ngược lại, danh sách các mô hình nến Bearish đơn giản bao gồm Big black candlestick, Doji, Hang man, Inverted black hammerv.v.
Nếu bạn đang đọc biểu đồ và tìm thấy một nến tăng giá, bạn có thể xem xét việc đặt lệnh mua. Mặt khác, nếu bạn tìm thấy một nến giảm giá, bạn có thể chọn đặt lệnh bán. Tuy nhiên, nếu bạn tìm thấy một mô hình dự kiến như Doji, bạn có thể nên lùi lại một bước hoặc tìm kiếm cơ hội ở một nơi khác. Khi bạn đang đọc biểu đồ giá nến, một trong những điều quan trọng nhất cần xem xét là vị trí của sự hình thành nến. Ví dụ, mô hình Doji Gravestone xuất hiện ở đầu một xu hướng tăng có thể là một tín hiệu đảo chiều. Tuy nhiên, nếu mô hình tương tự xuất hiện trong một xu hướng giảm kéo dài, nó có thể không duy trì xu hướng giảm.


Mô hình nến phức tạp

Khi bạn đã thành thạo việc xác định các mẫu nến đơn giản, bạn có thể chuyển sang giao dịch các mẫu nến phức tạp hơn như hình minh họa dưới đây.
Tổng quan mô hình nến

Sự khác biệt chính giữa các mẫu nến đơn giản và phức tạp là số lượng nến cần thiết để tạo thành các mo hình nến. Trong khi một mẫu nến đơn giản như Hammer chỉ cần một thanh nến duy nhất, các mẫu nến phức tạp hơn thường cần hai hoặc nhiều nến để tạo thành. Ví dụ, Bullish Harami yêu cầu hai nến, mô hình Ba người lính trắng (Three white soldiers) yêu cầu ba nến hay mô hình nến tăng giá 3 bước (Bearish 3 method) đòi hỏi 4 nến để tạo thành.


3. Ưu và nhược điểm của Candlestick charts so với Bar chart và Line charts trong giao dịch Price action

Tổng quan mô hình nến

So với biểu đồ đường, biểu đồ thanh và biểu đồ nến cung cấp nhiều dữ liệu giá để phân tích hơn. Bốn giá trị (đóng – mở - cao – thấp ) tương tự cũng được tìm thấy trong các biểu đồ thanh, tuy nhiên, khác với biểu đồ thanh sử dụng các đường ngang ở hai bên của một đường thẳng đứng để chiếu giá mở và đóng, biểu đồ nến giúp nhà giao dịch xác định đặc tính của hành động giá 1 cách dứt khoát và chính xác hơn.
Một nhược điểm của Candlesticks đó là nó thiếu đi độ trơn tru của biểu đồ đường, đặc biệt, khi thị trường mở ra với một khoảng cách lớn. Do đó, các nhà giao dịch chuyên nghiệp thường sử dụng thêm một công cụ đó là đường trung bình động (Moving average) để khắc phục nhược điểm này.

Với Candlesticks, việc diễn giải hành động giá trong một khoảng thời gian trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Do đó, nhiều nhà giao dịch chuyển nghiệp đã chuyển sang sử dụng biểu đồ nến thay cho biểu đồ thanh hay biểu đồ đường vì sự hấp dẫn trực quan, tính hiệu quả và đơn giản của những cây nến. Với những kiến thức tổng quan về mô hình nến, hi vọng sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư trong việc lựa chọn công cụ và phương pháp giao dịch của mình. Chúc bạn thành công!
Mở tài khoản giao dịch tại đây

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn