Thị trường Forex luôn luôn chuyển động, nó có thể đi lên, đi xuống hoặc đi ngang. Cách hiệu quả nhất để có thể hiểu được các chuyển động giá này là phân tích hành động giá Price action. Những vị trí mà giá của thị trường bật lên hoặc bật xuống thì được gọi là các mức Hỗ Trợ (support) và Kháng Cự (Resistance). Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về vai trò của các mức Hỗ trợ và Kháng cự cũng như những chiến lược giao dịch nhà đầu tư có thể sử dụng khi kết hợp 2 công cụ kỹ thuật này vào giao dịch Price action. 

Hỗ trợ (support) và kháng cự (resistance) là gì?

Các mức hỗ trợ và kháng cự là các mức giá theo chiều ngang thường kết nối các mức giá hoặc các mức giá thấp với nhau, tạo thành các mức ngang trên biểu đồ giá. Một mức hỗ trợ hoặc kháng cự được hình thành khi một hành động giá của thị trường đảo chiều và thay đổi hướng, để lại phía sau một đỉnh hoặc đáy (swing point) trên thị trường. Các mức hỗ trợ và kháng cự có thể tạo ra các phạm vi giao dịch (range) như chúng ta thấy trong biểu đồ bên dưới và chúng cũng có thể được nhìn thấy trong các thị trường có xu hướng khi thị trường thoái lui và hình thành các điểm đảo chiều (swing points).
Giá thường sẽ nằm trong các mức hỗ trợ và kháng cự này, nói cách khác, chúng có xu hướng chứa chuyển động giá, cho đến khi giá phá vỡ và vượt qua chúng.
Trong biểu đồ dưới đây, chúng ta thấy một ví dụ về các mức hỗ trợ và kháng cự có chứa giá trong phạm vi giao dịch. Phạm vi giao dịch chỉ đơn giản là một phạm vi mà giá dao động giữa các mức hỗ trợ và kháng cự. Lưu ý rằng trong biểu đồ bên dưới, giá cuối cùng đã phá vỡ và ra khỏi phạm vi giao dịch, vượt lên trên ngưỡng kháng cự, sau đó khi nó quay trở lại và kiểm tra mức kháng cự cũ, giữ giá và đóng vai trò hỗ trợ.

Các mức hỗ trợ và kháng cự chính khác được tạo ra trong một thị trường, là từ các điểm đảo chiều trong một xu hướng. Xu hướng thị trường thường quay trở lại và sự thoái lui này tạo ra một điểm đảo chiều trên thị trường, trong một xu hướng tăng trông giống như một đỉnh và một xu hướng giảm trông giống như một đáy.
Trong một xu hướng tăng, các đỉnh cũ sẽ có xu hướng đóng vai trò là mức hỗ trợ sau khi giá vượt qua chúng và sau đó quay trở lại để kiểm tra chúng. Trong một xu hướng giảm, ngược lại,các đáy cũ sẽ có xu hướng hoạt động như mức kháng cự sau khi giá phá vỡ chúng và sau đó quay trở lại để kiểm tra chúng.
Dưới đây là một ví dụ về việc thị trường kiểm tra các điểm đảo chiều (hỗ trợ) trước đó trong một xu hướng giảm, lưu ý rằng khi thị trường quay trở lại để kiểm tra mức hỗ trợ cũ, thì mức sau đó sẽ hoạt động như một mức kháng cự mới và thường sẽ giữ giá.

Chiến lược giao dịch tín hiệu Price action từ các mức hỗ trợ và kháng cự

Các mức hỗ trợ và kháng cự được xem là “bạn thân” của các nhà giao dịch hành động giá. Khi tín hiệu nhập được hình thành ở mức hỗ trợ hoặc kháng cự chính, đó có thể là một kịch bản vào lệnh có xác suất thành công cao. Các mức chính cung cấp cho bạn một “rào cản”để đặt mức dừng lỗ ở phía trên chúng . Và vì nó có khả năng cao trở thành một bước ngoặt trên thị trường, nên một tỷ lệ phần thưởng rủi ro (Risk:reward)  tốt thường được hình thành ở các mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng trong thị trường.
Tín hiệu nhập hành động giá, chẳng hạn như tín hiệu thanh pin (pin bar signal), giúp chúng ta xác nhận rằng giá thực sự có thể di chuyển ra khỏi mức hỗ trợ hoặc kháng cự quan trọng hay không.
Trong ví dụ dưới đây, chúng ta nhìn thấy một chiến lược phá vỡ giả trong một xu hướng giảm tại mức kháng cự chính. Giá không đảo chiều sau phá vỡ mà quay trở lại và tiếp tục xu hướng giảm.

Biểu đồ trong ví dụ tiếp theo cho chúng ta thấy làm thế nào để giao dịch hành động giá từ mức hỗ trợ trong một xu hướng tăng. Trong biểu đồ này, chúng ta có tới 2 tín hiệu mua (buy pin bar signal) rất rõ ràng, xu hướng tăng tiếp tục di chuyển mạnh mẽ và cao hơn đáng kể so với mức hỗ trợ.



Ví dụ biểu đồ tiếp theo cho chúng ta thấy đôi khi ở các thị trường có xu hướng, mức đảo chiều trước đó sẽ đóng vai trò là mức hỗ trợ hoặc kháng cự mới và cung cấp các tín hiệu nhập hành động giá tốt. Trong trường hợp này, xu hướng đã tăng lên và điểm swing high trước đó trong xu hướng tăng cuối cùng đã trở thành một mức hỗ trợ sau khi giá phá vỡ và vượt qua nó. Chúng ta có thể thấy rằng khi giá quay trở lại để kiểm tra lại mức đó lần thứ hai, nó đã hình thành một tín hiệu thanh pin tốt để mua vào và tiếp tục xu hướng tăng từ mức hợp lưu trên thị trường.




Biểu đồ cuối cùng là một biểu đồ tương đối thú vị. Swing low xuất hiện trong một xu hướng giảm, ở phía bên trái của biểu đồ. Chúng ta có thể thấy rằng, mức này duy trì trong nhiều thán, thậm chí sau khi xu hướng đã thay đổi từ giảm sang tăng. Ban đầu, nó đóng vai trò như một mức kháng cự sau khi bị giá phá vỡ. Sau khi mức kháng cự đó tiếp tục bị phá vỡ , chúng ta có xu hướng tăng và mức đó đóng vai trò là một mức hỗ trợ. Tại đó, chúng ta phát hiện một tín hiệu kết hợp thanh pin giả (fakey pin bar combo)



Một số tips cần lưu ý trong chiến lược giao dịch Price action với các mức hỗ trợ và kháng cự


1.Đừng cố gắng vẽ thật nhiều mức nhỏ trên biểu đồ của bạn. Hãy tìm ra các mức chính trong biểu đồ hàng ngày, như chúng tôi đã chỉ ra trong các ví dụ trên, vì đây là những mức quan trọng nhất.
2.Các đường hỗ trợ hoặc kháng cự ngang mà bạn vẽ sẽ không phải lúc nào cũng nằm chính xác tại các mức thấp và cao của các thanh mà nó kết nối mà đôi khi nó có thể lệch đi cao hơn hoặc thấp hơn một chút. Điều quan trọng cần nhận ra là đây không phải là một môn khoa học đòi hỏi sự chính xác 100%. Thay vào đó, nó vừa là một kỹ năng vừa là một nghệ thuật mà bạn sẽ cải thiện thông qua việc đào tạo, kinh nghiệm và thời gian.
3. Khi bạn nghi ngờ về một tín hiệu nhập hành động giá có chính xác hay không, hãy xem liệu nó có ở mức hỗ trợ hay kháng cự quan trọng không. Nếu nó không ở mức hỗ trợ hoặc kháng cự quan trọng, có thể bỏ qua nó.
4.Các chiến lược giao dịch của phương pháp hành động giá, chẳng hạn như thanh pin (pin bar), giả (fakey), hoặc chiến lược thanh bên trong (inside pin bar) hoạt đông tốt hơn đáng kể nếu nó hình thành từ mức hỗ trợ hoặc kháng cự hợp lý trên thị trường.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn