Một trong những mô hình giá hiệu nghiệm nhất trong chiến lược giao dịch Price action đó là Fakey. Hiểu một cách đơn giản, Fakey chỉ là một mẫu hình hành động giá bứt phá bị lỗi của Inside Bar (false-breakout of Inside Bar). Nhưng điều quan trọng là ý nghĩa nằm đằng sau sự bứt phá lỗi đó khiến nó trở thành một tín hiệu mạnh, đem đến tiềm năng lợi nhuận lớn cho nhà giao dịch nếu biết cách tận dụng nó. Bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ý nghĩa và cách giao dịch mô hình giá Fakey trong giao dịch Price action.
Mô hình giá Fakey
Mô hình Fakey có thể được mô tả là một đột phá giả từ mô hình Inside bar. Mô hình này luôn bắt đầu bằng một mô hình Inside bar. Khi giá bắt đầu phá vỡ ra khỏi thiết lập Inside bar nhưng sau đó nhanh chóng đảo chiều, tạo ra sự phá vỡ giả và đóng lại trong phạm vi của nến mẹ (Mother Bar) hoặc Inside bar, ta có một mô hình Fakey.
Một cách dễ hiểu nhất thì Inside Bar + False Breakout = Fakey
Mô hình Fakey có thể bao gồm một Pin bar là thanh phá vỡ giả hoặc không. Thanh phá vỡ giả có thể là một mô hình 2 thanh trong đó thanh đầu tiên đóng lại bên ngoài pham vi của Inside bar hoặc Mother bar và sau đó thanh tiếp theo hoàn thành một phá vỡ giả bằng cách đóng lại trong phạm vi của Mother bar hoặc Inside bar.
Mô hình giá Fakey là một chiến lược giao dịch Price action rất quan trọng bởi chúng có thể giúp chúng ta xác định việc săn stop (stop hunting) của các ông lớn và cho thấy căn cứ giá sẽ di chuyển tiếp như thế nào. Do đó, nhà giao dịch Price action nên học cách giao dịch mô hình Fakey một cách nghiêm túc.
Hãy cùng xem một số ví dụ về các loại mô hình Fakey khác nhau để làm rõ chiến lược hành động giá này.
Lưu ý rằng trong hình ảnh trên của các mẫu Fakey khác nhau, chúng ta có thể thấy rằng luôn có một thiết lập Inside bar và sau đó là sự phá vỡ giả của Inside bar. Mô hình Fakey có thể thay đổi đôi chút so với các ví dụ bạn thấy ở trên, nhưng bốn ví dụ trên đại diện cho các loại chiến lược giao dịch Fakey phổ biến nhất mà bạn sẽ gặp trên biểu đồ giao dịch hành động giá.
Cách giao dịch với các mẫu Fakey
Mô hình Fakey có thể được giao dịch trong các thị trường xu hướng, giới hạn phạm vi hoặc ngược xu hướng tại các mức quan trọng. Có rất nhiều đột phá giả trong thị trường Forex, vì vậy học cách giao dịch với mô hình Fakey là rất quan trọng vì nó có thể giúp bạn tận dụng và kiếm lợi nhuận từ các đột phá giả này thay vì trở thành nạn nhân của chúng.
Những điểm vào (entry point) thông dụng khi có tín hiệu Fakey:
Vào lệnh khi giá phá vỡ trở lại các mức thấp hoặc cao của Inside bar hoặc Mother bar, sau lần phá vỡ ban đầu. Có thể dùng lệnh chờ (on stop entry) hoặc lệnh thị trường (at market entry).
Nếu mẫu Fakey có chứa Pin bar, bạn có thể sử dụng các cách thức vào lệnh khi giao dịch với Pin bar.
Hãy cùng xem một số ví dụ về giao dịch tín hiệu Fakey trong các điều kiện thị trường khác nhau:
Giao dịch Fakey trong một thị trường có xu hướng
Biểu đồ đưới dây cho chúng ta thấy một tín hiệu mua Fakey với pin bar là thanh phá vỡ giả trong thị trường có xu hướng. Lưu ý rằng, trong tín hiệu này có 3 Inside bar trong 1 mother bar. Điều này tương đối phổ biến và đôi khi bạn còn có thể nhìn thấy 4 Inside bar bên trong 1 Mother bar trước khi xảy ra sự phá vỡ giả.
Biểu đồ nến tiếp theo là 1 ví dụ điển hình khác về giao dịch mô hình Fakey trong thị trường có xu hướng. Có 1 xu hướng tăng rõ ràng trước khi mô hình Fakey được hình thành. Lưu ý rằng thiết lập Fakey trong ví dụ này tương đối đặc biệt khi sự phá vỡ giả thay vì chỉ xảy ra trên 1 nến thì nó xảy ra trên 2 nến liên tiếp. Đây cũng là một dạng phổ biến khác của tín hiệu Fakey mà nhà giao dịch cần theo dõi khi phân tích thị trường.
Giao dịch Fakey ngược với xu hướng từ các mức quan trọng trên biểu đồ giá
Tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét một ví dụ về Fakey ngược xu hướng. Điều này có nghĩa là giá có thể di chuyển ngược hướng so với xu hướng gần nhất. Trong trường hợp này là một tín hiệu mua Fakey tăng giá (buy bullish fakey) đượ hình thành ở mức hỗ trợ chính sau một đợt giảm giá. Vì tín hiệu Fakey này rất rõ ràng và có sự hợp lưu của mức hỗ trợ chính, nên nó là một xu hướng đột phá giả đáng để sử dụng:
Dưới đây là một ví dụ khác nữa về mô hình Fakey theo xu hướng ngược. Lần này là tín hiệu bán Fakey giảm từ mức kháng cự chính. Lưu ý rằng thị trường rõ ràng đã trải qua một đợt tăng giá ngay trước khi hình thành Fakey. Sau đó, khi Fakey hình thành, phá vỡ giả xảy ra trên một mức kháng cự chính, tạo them sức ép để giá xuống thấp hơn.
Các tips khi giao dịch mô hình Fakey trong biểu đồ giá Price action
1. Các ví dụ về Fakey ở trên không bao gồm tất cả các trường hợp của Fakey mà bạn sẽ gặp, thay vào đó chúng là những mô hình phổ biến hơn cả. Chỉ cần nhớ rằng nếu bạn có một Inside bar theo sau là một đột phá giả thì đó có thể là một mô hình Fakey.
2. Bạn không nên giao dịch mọi mẫu hình có đặc điểm giống Fakey như đã nói ở trên. Việc bạn có nên giao dịch một Fakey cụ thể hay không không chỉ phụ thuộc vào vào hình dạng của nó mà phụ thuộc vào nơi nó xuất hiện trên biểu đồ, nghĩa là nó có hợp lưu với xu hướng của đồ thị nến hay không. Kiến thức và kinh nghiệm sẽ giúp bạn biết được khi nào nên và không nên giao dịch Fakey và cả những mô hình hành động giá khác.
3. Khi bắt đầu hãy để ý đến tín hiệu Fakey trên đồ thị nến ngày vì các tín hiệu này sẽ có độ chính xác và tin cậy cao hơn so với các biểu đồ khung thời gian nhỏ hơn. Khi đã có được kinh nghiệm và sự tự tin, bạn có thể sử dụng khung thời gian 4 giờ và 1 giờ
Bài viết trên cung cấp những kiến thức cơ bản về mô hình giá Fakey, hy vọng sẽ hữu ích với nhà đầu tư trong việc xây dựng chiến lược giao dịch hành động giá của mình. Chúc bạn thành công!
Đăng nhận xét