Bên cạnh các đường hỗ trợ (support) và kháng cự (resistance), đường xu hướng (trendline) cũng là một trong số những công cụ chỉ báo được sử dụng phổ biến trong giao dịch Price action. Đường xu hướng rất hữu ích trong việc giúp bạn xác định xu hướng thị trường và điểm mạnh của nó, từ đó xây dựng một kế hoạch giao dịch tối ưu nhất. Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn về kỹ thuật phân tích hành động giá quan trọng này cũng như cách để nhà đầu tư sử dụng nó trong giao dịch của mình hiệu quả nhất. 

Đường xu hướng trong Forex là gì?

Phân tích đường xu hướng trong Forex là một phương pháp hành động giá quan trọng giúp chúng ta phát hiện xu hướng thị trường. Đường xu hướng đo lường sự di chuyển giá của một cặp Forex khi giá đang tăng hoặc giảm. Có hai loại đường xu hướng:

1) Xu hướng tăng mạnh (Bullish trendlines)

Chúng ta có xu hướng tăng khi cặp Forex đang tăng, tạo ra đáy cao hơn và đỉnh cao hơn.
Đường xu hướng tăng nên được đặt dưới hành động giá và nó sẽ kết nối các đáy của một cặp tiền tệ. Khi đó, đường xu hướng tăng hoạt động như một đường hỗ trợ cho hành động giá.

2) Xu hướng giảm mạnh (Bearish trendlines)

Xu hướng giảm có đặc tính ngược lại của xu hướng tăng. Chúng ta sử dụng đường xu hướng giảm để đo lường hành động giá trong quá trình giảm giá.
Xu hướng giảm tạo ra các đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn. Đường xu hướng giảm nên được đặt phía trên hành động giá, khi đó nó đóng vai trò như đường kháng cư.

Cách vẽ đường xu hướng

Để vẽ đường xu hướng (giảm hoặc tăng), trước tiên bạn cần xác định xu hướng. Hãy quan sát ví dụ đưới dây:

Đây là biểu đồ ngày của cặp Forex USD / CAD. Tương đối khó để có thể xác định xu hướng trên biểu đồ này một cách trực quan mà không cần sự trợ giúp của đường xu hướng. Nhưng một khi chúng ta thêm đường xu hướng vào biểu đồ, bạn có thể thấy rằng có ít nhất ba xu hướng nhỏ ở đây. Hãy xem hình ảnh bên dưới.

Đây là biểu đồ giá của cặp USD / CAD, nhưng lần này, chúng ta đã thêm ba đường xu hướng. Hai trong số đó là xu hướng giảm (màu đỏ) và đường còn lại là xu hướng tăng (màu xanh lá cây). Về cơ bản, vẽ đường xu hướng không khó, nhưng đôi khi có thể khiến nhiều nhà giao dịch lúng túng và nhầm lẫn. Vì vậy, hãy cùng phân tích chi tiết cách xây dựng đường xu hướng.
Để hiểu rõ hơn về cách vẽ các đường xu hướng, trước tiên chúng ta phải nắm được cấu tạo của một thanh nến điển hình. Mỗi thanh nến Nhật bao gồm năm yếu tố - thân nến, đỉnh nến, đáy nến, bóng nến trên và bóng nến dưới. Chúng ta cần hiểu các yếu tố này để xây dựng một đường xu hướng phù hợp. Vì vậy, nếu bạn muốn xây dựng một đường xu hướng tăng, bạn cần chú ý tới những bóng nến dưới và đáy nến trên biểu đồ. Hầu hết, bóng nến sẽ được dùng để vẽ đường xu hướng, tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng ta có thể sử dụng cả đáy nến. Sau đó, nếu giá đang di chuyển lên trên, chúng ta kết nối chúng với nhau bằng một đường thẳng.

Ba quy tắc quan trọng để xây dựng đường xu hướng

Khi vẽ đường xu hướng, bạn phải có tối thiểu hai điểm. Để xác nhận xu hướng hỗ trợ hoặc kháng cự dốc, bạn cần điểm xác nhận thứ ba, nằm trên cùng một đường với hai điểm trước đó. Hãy quan sát ví dụ dưới đây:

Có thể thấy, xu hướng tăng bắt đầu với đáy thứ nhất và thứ hai. Đáy thứ ba là tín hiệu xác nhận xu hướng. Các mũi tên sau khi xác nhận chỉ ra các thử nghiệm hỗ trợ tiếp theo, nằm trong khu vực của đường xu hướng tăng.

Trendlines không đơn thuần là một đường thẳng, mà là một khu vực.

Khi bạn xây dựng một đường xu hướng tăng, bạn nên quan sát các đáy nến và bóng nến dưới. Trong nhiều trường hợp, bóng nến dưới có thể nằm ngoài phạm vi của đường xu hướng, tuy nhiên, trendlines không đơn thuần chỉ là một đường thẳng mà nó là một khu vực giá đang di chuyển lên trên. Do đó, nếu hành động giá phá vỡ đường xu hướng và bóng nến của nó, thì điều này không có nghĩa là xu hướng bị phá vỡ. 

Trên hình ảnh, chúng ta thấy một đường xu hướng giảm giá lớn trên biểu đồ ngày của cặp USD / CAD. Đỉnh thứ ba trên biểu đồ xác nhận đường xu hướng. Đỉnh cuối cùng của xu hướng giảm nằm ngoài đường xu hướng.
Tuy nhiên, chúng ta nhận ra từ hành động giá trong thử nghiệm này rằng hầu hết các hành động giá đã đóng cửa trong khu vực đường xu hướng và có khá nhiều bóng nến xung quanh khu vực này, cho thấy giá đã bị từ chối khi nó đang cố gắng phá vỡ đường xu hướng. Kết quả cuối cùng là, giá ghi nhận một sự sụt giảm khác trước khi nó phá vỡ xu hướng.
Đường xu hướng được thực hiện thủ công bằng tay sẽ chính xác và đáng tin cậy hơn các chỉ số đường xu hướng tự động.

Giao dịch đường xu hướng


Giao dịch theo sự di chuyển của xu hướng

Sau khi xác nhận đường xu hướng, chúng ta có thể chuẩn bị giao dịch với xu hướng đang di chuyển. Thông qua việc xác nhận xu hướng, chúng ta có một khu vực rõ ràng cho điểm vào lệnh của mình. 

Đây là biểu đồ H4 của cặp ngoại hối AUD / USD trong tháng 5 - 6 năm 2015. Đường màu xanh là đường xu hướng giảm. Ba mũi tên là ba điểm cơ bản, tạo thành xu hướng. Lưu ý rằng mũi tên thứ ba có màu xanh lá cây, chỉ ra một khu vực xác nhận xu hướng. Bạn có thể mở lệnh bán AUD / USD sau khi mũi tên màu xanh lá cây được hình thành trên biểu đồ. Chúng ta thấy một nến giảm mạnh sau khi giá tiếp cận đường xu hướng, điều này cung cấp một tín hiệu vào lệnh tốt.
Sau khi xu hướng được xác nhận (mũi tên xanh), cặp Forex AUD / USD tiếp tục xu hướng giảm mạnh. Giá tương tác với đường xu hướng và sau đó tạo ra một đáy mới. Giá AUD / USD sau đó phá vỡ xu hướng với nến đóng cửa tăng mạnh. Đây là một tín hiệu cho thấy xu hướng có thể kết thúc hoặc rất có thể bị đình trệ. Trong trường hợp này, nhà giao dịch có thể đóng lệnh của họ.

Kết hợp với đường hỗ trợ/kháng cự

Nhà giao dịch có thể phát huy tối đa sức mạnh của đường xu hướng khi kết hợp nó với đường hỗ trợ/ kháng cự. Đường xu hướng và đường hỗ trợ hoặc kháng cự hợp lại sẽ tạo thành một vùng hợp lưu

Đường xu hướng và đường hỗ trợ/kháng cự hợp lại sẽ tạo thành 1 vùng hợp lưu của giá. Trong khu vực này, cung/cầu sẽ tăng mạnh hơn bình thường, tạo ra tín hiệu vào lệnh rất mạnh và chính xác. Ngoài ra, nhà giao dịch còn có thể tận dụng kết hợp với các mô hình nến Price action trên biểu đồ giao dịch. Hãy quan sát ví dụ dưới đây: 

Có thể thấy, bộ ba đường xu hướng + hỗ trợ/kháng cự + mô hình nến đảo chiều xác nhận một giao dịch có xác suất thắng cao. Việc quan trọng là nhà đầu tư cần biết quản lý rủi ro và xác định điểm dừng hợp lý.

Trên đây là những kiến thức quan trọng về đường xu hướng và cách vận dụng nó trong giao dịch để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Hi vọng sẽ hữu ích với nhà đầu tư, chúc bạn giao dịch thành công!
Để thực hành giao dịch với công cụ chỉ báo này, mở tài  khoản demo miễn phí tại đây

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn